Tọa lạc tại vị trí trung tâm phố cổ Hội An, Chùa Cầu Hội An một  biểu tượng văn hóa của thành phố này, luôn thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính và giá trị lịch sử to lớn. Ngôi chùa độc đáo này không chỉ là một điểm tham quan nổi tiếng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh và tinh hoa kiến trúc của Hội An qua hàng thế kỷ. Hãy cùng Top Quảng Nam AZ tìm hiểu về Chùa Cầu Hội An ngay hôm nay. 

Chùa Cầu Hội An ở đâu? Lịch sử chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An hay còn được gọi là cầu Hội An, bắc qua con sông Hoài thơ mộng, đây là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng mà không nơi nào có được. Chùa Cầu nằm ngay tọa lạc đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh Khai, phố cổ Hội An, bất kỳ du khách nào khi đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ đẹp uy nghi như minh chứng cho lịch sử.

Đồng thời, chất chứa trong đó niềm tin, hy vọng của người dân nơi đây về một công trình kiến trúc độc đáo hoài cổ đã có từ lâu đời này. 

Chùa Cầu Hội An cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này
Chùa Cầu Hội An cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này

Chùa Cầu Hội An được xây dựng vào thế kỉ 17 bởi cộng đồng người Hoa và Nhật Bản sinh sống tại Hội An, vì thế nơi đây được xem như là dấu ấn lịch sử cho sự giao thoa văn hóa hết sức đặc sắc. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu, phần đầu của nó nằm tại Ấn Độ, phần thân nằm ở Việt Nam và đuôi sẽ nằm ở Nhật Bản. Vì thế mà mỗi lần con quái vật này cựa mình thì thường xảy ra các trận động đất và lũ lụt cho các nước này. 

Chùa Cầu Hội An vì thế mà được xây dựng với ý nghĩa rất hay đó chính như là thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật, không để cho nó có cơ hội gây náo loạn cuộc sống của con người, để đất nước ổn định và phát triển. 

Vì thế khi đến phố cổ Hội An, bạn đừng quên ghé thăm Chùa Cầu Hội An để chiêm ngưỡng vẻ đẹp và lắng nghe các câu chuyện truyền thuyết nơi đây nhé. 

Truyền thuyết về Chùa Cầu Hội An
Truyền thuyết về Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu – biểu tượng Hội An có gì độc đáo

Trong thời kỳ lịch sử xa xưa vào triều đại nhà Nguyễn là thời kỳ mà phố cổ Hội An phát triển sầm uất nhất cùng với những hoạt động giao thương phát triển mạnh với các nước trong khu vực. Với sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á ít nhiều cũng ảnh hưởng đến con người và văn hóa tại mảnh đất Quảng Nam này. Cùng mình tìm hiểu thêm về nét đẹp Chùa Cầu Hội An này nhé.

Kiến trúc chùa Cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản

Chùa Cầu Hội An là một trong những địa chỉ tham quan thú vị của các du khách trong và ngoài nước. Chùa được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá cứng cáp.

Với mái ngói cong cong, những họa tiết chạm trổ tinh xảo và những tượng thú độc đáo, Chùa Cầu hiện lên như một bức tranh nghệ thuật giữa lòng phố cổ. Nơi đây không chỉ là điểm đến lý tưởng để du khách tham quan, chụp ảnh mà còn là nơi để họ tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Hội An.

Vẻ đẹp lung linh về đêm của Chùa Cầu Hội An
Vẻ đẹp lung linh về đêm của Chùa Cầu Hội An

 Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản cùng mái che uyển chuyển, che kín cả ngôi chùa, cửa chính với 3 chữ Hán lớn “Lai Viễn Kiều”. Chùa Cầu Hội An được ngăn cách giữa phần chùa và cầu bởi một lớp vách gỗ, bộ cửa song hạ bản mang đến một không gian khác biệt và độc đáo cho người xem. 

Đến với Chùa Cầu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh thanh tịnh, bình yên. Nơi đây là nơi thờ tự các vị thần linh, cầu mong may mắn, bình an cho người dân địa phương và du khách thập phương.

Chùa Cầu gắn liền với đời sống người dân Hội An

Chùa Cầu Hội An còn gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Điển hình như việc điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại trong khu phố cổ. Đặc biệt, địa danh này còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy quái và thủy tai được người dân nơi đây tôn sùng và tự hào. 

Chùa Cầu không chỉ là một cây cầu thông thường mà còn là nơi thờ tự Bắc Đế Trấn Võ, vị thần được xem là người bảo hộ cho sự bình an, thịnh vượng của phố cổ. Người dân địa phương thường đến đây để cầu may mắn, bình an cho bản thân, gia đình và công việc. Vào những dịp lễ Tết, Chùa Cầu trở thành tâm điểm của các hoạt động lễ hội, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Chùa Cầu gắn liền với đời sống người dân Hội An
Chùa Cầu gắn liền với đời sống người dân Hội An

Chùa Cầu Hội An là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây. Vào những ngày lễ rằm, mùng một, người dân thường đến đây để cầu nguyện, dâng hương và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Với các lễ hội lớn như: Festival Cầu ngói, Lễ hội Vía Bà Chúa Tam Giang…Đặc biệt, ngày 17 tháng 2 năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia. Vậy nên, muốn khám phá hết tất cả vẻ đẹp của ngôi chùa này bạn nên đặt chân đến đây ít nhất một lần trong đời. 

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khác

Chùa Cầu Hội An là một biểu tượng của phố cổ, nó không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo mang nhiều nét đặc trưng vùng miền mà còn là bởi giá trị tâm linh đặc biệt. Khác với những ngôi chùa khác là thờ Phật, Chùa Cầu thờ Bắc Đế Trấn Võ, vị thần được xem là người bảo hộ cho sự bình an, thịnh vượng của phố cổ Hội An.

Chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khác
Chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khác

Tượng Bắc Đế Trấn Võ uy nghi được đặt ở gian chính giữa, hướng nhìn ra sông Hoài. Người dân địa phương thường đến đây để cầu may mắn, bình an cho bản thân, gia đình và công việc. Vào những dịp lễ Tết, Chùa Cầu trở thành tâm điểm của các hoạt động lễ hội, thu hút đông đảo người dân tham gia.

Vì sao Chùa Cầu Hội An lại thờ Bắc Đế Trấn Võ là vì nơi đây gắn liền với con quái vật tên Namazu nguyên nhân xảy ra các trận động đất lũ lụt. Bắc Đế Trấn Võ được xem như là một vị thần có khả năng chế ngự thủy quái, bảo vệ người dân khỏi các thiên tai, đem đến cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

Hình ảnh chùa Cầu Hội An được in trên tờ tiền Việt Nam

Có một điều đặc biệt mà không phải ai cũng để ý thấy đó chính là phía sau tờ tiền 20.000 đồng Việt Nam được in hình ảnh của Chùa Cầu Hội An. Đây được xem như là sự đề cao của công trình kiến trúc này của nhà nước dành cho Chùa Cầu cũng như khẳng định ý nghĩa sâu sắc của địa danh nổi tiếng này. 

Hình ảnh chùa Cầu Hội An được in trên tờ tiền Việt Nam
Hình ảnh chùa Cầu Hội An được in trên tờ tiền Việt Nam

Đến du lịch Hội An, ngoài việc đến với chùa Cầu, bạn đừng bỏ qua 12 lễ hội lớn được tổ chức hằng năm tại đây. Rất nhiều du khách đã tham gia và có được ấn tượng khó quên.

Khách sạn gần chùa Cầu Hội An nên chọn

 Hội An Eco Green Hotel

  • Cách Chùa Cầu: 700 m
  • Địa chỉ: 62/2 Nguyễn Thái Học
  • Đánh giá Google: 4.7 sao (104 đánh giá)
  • Số điện thoại: +84 235 386 6888
  • Giá phòng: Từ 420.000 VNĐ/đêm

Thu Trang Hotel

  • Cách Chùa Cầu: 800 m
  • Địa chỉ: 108/2 Trần Hưng Đạo
  • Đánh giá Google: 4.8 sao (48 đánh giá)
  • Số điện thoại: +84 905 383 538
  • Giá phòng: Từ 380.000 VNĐ/đêm

 Green Apple Homestay

 The Hoi An Balcony Boutique Hotel

  • Cách Chùa Cầu: 1 km
  • Địa chỉ: 29 Phan Châu Trinh
  • Đánh giá Google: 4.8 sao (319 đánh giá)
  • Số điện thoại: +84 235 386 3535
  • Giá phòng: Từ 850.000 VNĐ/đêm

Win Homestay Hoi An

  • Cách Chùa Cầu: 500 m
  • Địa chỉ: 24B La Hối
  • Đánh giá Google: 5.0 sao (13 đánh giá)
  • Số điện thoại: +84 905 234 169
  • Giá phòng: Từ 450.000 VNĐ/đêm

Những lưu ý khi đi chùa Cầu Hội An

Khi đến du lịch tại Chùa Cầu Hội An bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có chuyến đi thuận tiện và trọn vẹn nhất nhé. 

  • Đến Chùa Cầu Hội An để vào tham quan di sản văn hóa bạn phải mua vé vào cửa với giá vé 80.000 đồng/người đối với người Việt Nam và 150.000 đồng/người đối với người nước ngoài. 
  • Tham quan du lịch Hội An bạn còn được tham gia vào các hoạt động và trò chơi dân gian tại đây. Các chương trình này thường diễn ra từ 19.00 đến 20.30 hàng ngày. 
  • Bạn có thể thuê thêm hướng dẫn viên du lịch để có thể tìm hiểu kỹ về công trình kiến trúc này và lắng nghe các câu chuyện truyền thuyết về Chùa Cầu Hội An. 
  • Chùa Cầu Hội An là địa điểm tâm linh nên khi tham quan, hành hương bạn không nên chen lấn. Hãy đi nhẹ, nói khẽ, lặng im quan sát để bày tỏ lòng thành kính và hành xử văn minh bạn nhé
Lung linh vẻ đẹp Chùa Cầu Hội An
Lung linh vẻ đẹp Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An một điểm đến lý tưởng mà bạn nhất định không thể bỏ qua khi đặt chân đến mảnh đất Quảng Nam này. Không chỉ là vẻ đẹp độc đáo từ kiến trúc hoài cổ mà còn là những câu chuyện truyền thuyết, tín ngưỡng tâm linh từ ngàn đời xưa cho đến ngày nay. Chùa Cầu Hội An là nơi để trở về, để an tĩnh và thư giãn sau những nhịp bước hối hả, bộn bề của cuộc sống hàng ngày nơi thành thị xa hoa.